Xổ Số Miền Nam Thứ 4

Số liệu của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cho thấy, acer

【acer】Du lịch khó, có phải chỉ do giá vé máy bay?

Số liệu của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cho thấy,ịchkhócóphảichỉdogiávémáacer đến thời điểm hiện tại, ngành du lịch Việt Nam đã đón gần 10 triệu lượt khách quốc tế, khoảng 100 triệu lượt khách nội địa, vượt mục tiêu đề ra. Trong xu hướng này, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã điều chỉnh mục tiêu từ 8 triệu lượt khách quốc tế lên khoảng 12 - 13 triệu, tạo động lực mới tăng tốc cho du lịch.

Du lịch khó, có phải chỉ do giá vé máy bay? - Ảnh 1.

Phú Quốc - "Thủ phủ du lịch" miền Tây vắng khách mùa lễ 30.4 - 1.5

TN

Khách đông, du lịch vẫn khó

Những con số khả quan của ngành du lịch chưa thể hiện hết bức tranh toàn cảnh, khi nhiều điểm đến trên cả nước vẫn vắng khách. Nhiều khách sạn, resort 4 - 5 sao vắng khách quốc tế, doanh thu chưa như kỳ vọng. Du lịch Việt Nam được đánh giá đang tăng trưởng bùng nổ sau Covid-19, nhưng gần 10 triệu lượt khách quốc tế đến của năm nay vẫn chỉ nhích hơn một nửa so với khoảng 18 triệu lượt khách quốc tế Việt Nam phục vụ năm 2019.

Thống kê của The Outbox Company cho thấy, năm 2023 du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 8 triệu lượt khách quốc tế - tức chỉ phục hồi khoảng 44,4% so với con số 18 triệu lượt khách quốc tế của năm 2019. Cùng lúc, Thái Lan đặt mục tiêu 25 triệu lượt khách và đã nâng lên 30 triệu lượt cho cả năm nay - phục hồi 75,2% so với lượng khách đến giai đoạn trước dịch. Bức tranh tương tự cũng diễn ra đối với Singapore, Campuchia, Malaysia, khi các quốc gia này đều đặt ra mục tiêu thu hút khách quốc tế nhiều hơn và điều chỉnh tăng chỉ tiêu.

Sau khi các nước trong khu vực nâng chỉ tiêu đón khách, Việt Nam đã rơi khỏi top 4 thị trường đón khách quốc tế nhiều nhất - sau Thái Lan, Singapore, Malaysia và Indonesia.

Theo các doanh nghiệp, ngành du lịch vẫn còn rất nhiều khó khăn trong đó có nguyên nhân do giá vé máy bay tăng cao. 

Tuy nhiên, kết quả du lịch tăng trưởng tại nhiều địa phương đã chứng minh giá vé máy bay không phải yếu tố tối quan trọng khiến một điểm đến "ế" khách. Đơn cử, trước mùa lễ 30.4 - 1.5, tỉnh Khánh Hòa cũng lo ngại vé máy bay tăng giá có thể khiến lượng khách tới Nha Trang chỉ đạt khoảng 70% so với năm 2022. Thế nhưng, kết thúc kỳ nghỉ lễ, Khánh Hòa đã bứt tốc thắng lớn khi thu hút gần 800.000 lượt khách, gấp gần 3 lần kết quả lễ 30.4 - 1.5 năm 2022 dù kỳ nghỉ chỉ dài hơn có 1 ngày. Đà Nẵng - 1 trong những địa phương cũng chịu áp lực lớn từ giá vé máy bay tăng cao nhưng vẫn ghi nhận tỷ lệ tăng về lượng khách tới hơn 26%. 

Chủ tịch HĐQT một công ty du lịch lớn ở TP.HCM phân tích, giá vé máy bay là một trong những yếu tố chính cấu thành giá tour du lịch, nhưng không phải yếu tố quyết định việc du khách có tới điểm đến hay không. Khách quyết định đi du lịch tới một điểm đến để trải nghiệm bản sắc văn hóa địa phương, khám phá ẩm thực, đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, khám phá… 

"Có những điểm đến ở rất xa Việt Nam như quốc đảo Maldives, giá vé máy bay đắt đỏ nhưng khách Việt vẫn luôn muốn đến để trải nghiệm, khám phá. Giá vé máy bay chỉ là một phần trong quyết định đi du lịch, đi tour của du khách. Những điểm đến du lịch muốn thu hút khách phải có sự hấp dẫn của chính văn hóa bản địa, có thắng cảnh thiên nhiên tươi đẹp đủ sức cạnh tranh như biển đảo đa dạng, hấp dẫn, môi trường, cơ sở hạ tầng giao thông, cơ sở hạ tầng lưu trú… tạo sự cạnh tranh", chủ tịch công ty du lịch trên nhận xét.

Du lịch khó, có phải chỉ do giá vé máy bay? - Ảnh 2.

Hơn 2 năm sau Covid-19, hàng không Việt Nam vẫn chưa thoát khó

T.N

Các hãng hàng không vẫn miệt mài gồng lỗ

Theo Cục Hàng không Việt Nam, tổng sản lượng hành khách 9 tháng thông qua các cảng hàng không đạt 89 triệu lượt khách, tăng 20% so với cùng kỳ. Trong đó, khách quốc tế đạt 23,7 triệu lượt, tăng 266,8%; khách nội địa 65,2 triệu lượt khác, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngược lại, vận tải hàng hóa giảm 15,3% khi đạt 887.500 tấn.

Ngành vận tải hàng không đang có sự phục hồi mạnh mẽ sau dịch, đặc biệt là vận tải hành khách. Song, thực tế các hãng hàng không vẫn chưa thể có lãi. Một trong những nguyên nhân được đưa ra là giá bán vé máy bay không đủ bù đắp chi phí.

Tổng giám đốc một hãng hàng không phân tích, dù thị trường quốc tế mở cửa gần như hoàn toàn nhưng các hãng hàng không nội địa của Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn như giá nhiên liệu leo thang, tỷ giá liên tục thay đổi, điểm nghẽn hạ tầng, tín dụng và các xung đột địa chính trị quốc tế…

"Hạ tầng hàng không nói riêng của Việt Nam vẫn đang trong quá trình phát triển nên tình trạng quá tải đang gây áp lực cho việc phục hồi và phát triển của ngành. Trong những đợt cao điểm như nghỉ lễ, tết, nhu cầu tăng cao nhưng hạ tầng tắc nghẽn khiến cho các hãng hàng không có khách nhưng không thể phục vụ hết công suất", vị tổng giám đốc này nói.

Trong khi đó, cơ cấu chi phí đầu vào của giá vé máy bay như nhiên liệu, tỷ giá… đều liên tục biến động. Như tại Vietnam Airlines, số liệu cho thấy giá nhiên liệu trung bình năm 2023 so với năm 2015 (thời điểm khung giá hiện tại được áp dụng) đã tăng tới 58,6%, từ mức giá 67,37 USD/thùng trung bình năm 2015 tăng lên mức 106,86 USD/thùng năm 2023, khiến chi phí của Vietnam Airlines tăng trên 8.000 tỉ đồng.

Chưa kể, chi phí vận chuyển hàng không có hơn 70% là chi phí bằng ngoại tệ trong khi doanh thu bán vé tại Việt Nam lại bằng tiền đồng. Những biến động tỷ giá giữa USD và tiền đồng đang ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của các hãng hàng không. 

"Năm 2023, giá nhiên liệu bay dự kiến được xây dựng khoảng 112 USD/thùng trên cơ sở dự báo giá dầu thô Brent, nhưng rủi ro giá nhiên liệu vẫn rất khó lường do nhiều yếu tố không chắc chắn về kinh tế vĩ mô, thị trường năng lượng và địa chính trị thế giới. Giá nhiên liệu bay chỉ cần tăng hoặc giảm 1 USD/thùng có thể tác động chi phí nhiên liệu năm nay tăng/giảm tương ứng khoảng 224 tỉ đồng. Ngoài ra, nếu tỷ giá USD/VND cuối kỳ năm 2023 tăng 100 đồng so với kế hoạch dự kiến hạch toán sẽ làm giảm lợi nhuận của Vietnam Airlines khoảng 74 tỉ đồng do đánh giá lại nợ vay dài hạn gốc USD" - đại diện Vietnam Airlines thông tin.

Có thể thấy, giá vé máy bay biến động do những yếu tố khách quan trên thị trường và bản thân các hãng hàng không cũng đang phải "gồng mình" để vượt qua giai đoạn khó khăn. Du lịch và hàng không là những ngành không thể tách rời khi hàng không tích cực xúc tiến mở nhiều đường bay nội địa và quốc tế đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương và du lịch; góp phần khai thác, phát huy hiệu quả lợi thế về tài nguyên du lịch của từng địa phương. Nhu cầu du khách tăng lên kích thích trở lại yêu cầu tăng tần suất, chuyến bay để du lịch phát triển.

Do đó, để giải bài toán khó khăn của ngành du lịch ở hiện tại đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ, rà soát những vướng mắc, tồn đọng để tháo gỡ từng phần. Nếu không có sự thay đổi ở tất cả các khâu trong đón khách du lịch từ sản phẩm, quảng bá xúc tiến, dịch vụ tại điểm đến… thì rất khó tạo ra đột phá trong thu hút khách du lịch tới, không phải chỉ câu chuyện của vé máy bay.

Sức ép từ những yếu tố "khó kiểm soát"

Để thúc đẩy hoạt động kinh doanh, các hãng hàng không đang nỗ lực hồi phục mạng bay, tăng tần suất trở lại các đường bay, tìm kiếm cơ hội kinh doanh nhằm tận dụng cơ hội thị trường. Có điều, chi phí khai thác không ngừng tăng cao do yếu tố khách quan không kiểm soát nhưng lại chiếm tỷ trọng lớn là giá nhiên liệu, tỷ giá... sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các hãng. Chỉ riêng chi phí tính trên một hành khách/km của Vietnam Airlines trên các đường bay nội địa năm 2022 đã tăng 43% so với năm 2015. 

Khác với các lĩnh vực khác, ngoài chi phí xăng dầu, các biến phí khác như kỹ thuật, dịch vụ điều hành bay đi, đến; hạ cất cánh máy bay; phí đậu máy bay (parking chargers); giá thuê quầy check-in, mặt bằng, kho bãi… tại các cảng hàng không sân bay cũng chiếm tới khoảng 65 - 80%. Phần định phí này chiếm khoảng 20 - 35% và tùy theo mỗi hãng. Vì vậy, để tối ưu chi phí thì khả năng cắt giảm hoặc hiệu quả từ những chi phí cũng không thay đổi được quá nhiều.


Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap