Ngày 26.10,ảođảmcungứngthuốckinhphíkhámchữabệtinh dầu húng chanh BHXH Việt Nam cho biết thời gian qua, cơ quan này đã chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm tạo thuận lợi cho người tham gia và thụ hưởng chính sách BHYT như: đề xuất, tham mưu xây dựng chính sách, pháp luật BHYT; phối hợp với các bộ, ngành liên quan tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai hiệu quả chính sách BHYT đồng bộ từ T.Ư tới địa phương; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính…
BHXH Việt Nam đã tăng cường phối hợp với ngành y tế tập trung khắc phục tình trạng thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế; xử lý các vấn đề vướng mắc, đảm bảo việc thanh quyết toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT đúng quy định.
Để khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế, BHXH Việt Nam đã kịp thời tham mưu, phối hợp với Bộ Y tế báo cáo trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 144/NQ-CP về bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT; góp ý kiến vào Nghị quyết số 80/2023/QH15 của Quốc hội về việc tiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch Covid-19 và sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1.1.2023 - 31.12.2024… nhằm bảo đảm cung ứng thuốc, kinh phí khám, chữa bệnh BHYT phục vụ người bệnh.
Mặt khác, BHXH Việt Nam còn ban hành nhiều văn bản quán triệt, chỉ đạo BHXH các địa phương nêu cao tinh thần trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ với ngành y tế kịp thời hướng dẫn giải quyết các khó khăn, vướng mắc.
Đáng chú ý, trong tháng 4, BHXH Việt Nam đã ban hành Công văn số 544/BHXH-CSYT yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố căn cứ tình hình thực tế địa phương, đề xuất với UBND tỉnh quyết định mở rộng danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương cho phù hợp nhằm giảm bớt khó khăn cho các cơ sở khám, chữa bệnh; đồng thời có ý kiến kịp thời với sở y tế, các cơ sở khám, chữa bệnh, tránh tình trạng chậm tổ chức đấu thầu dẫn đến thiếu thuốc phục vụ người bệnh…
Tại nhiều tỉnh, cơ sở khám, chữa bệnh đã thực hiện mua bổ sung thuốc bằng các hình thức đấu thầu khác như: chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, mua bổ sung 20%, điều tiết thuốc, tổ chức đấu thầu bổ sung các mặt hàng trượt thầu…; do đó đã cơ bản khắc phục được tình trạng thiếu thuốc, đảm bảo quyền lợi của người bệnh BHYT.
Đặc biệt, BHXH Việt Nam đã thành lập các đoàn công tác do tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc làm trưởng đoàn làm việc với 63 BHXH tỉnh, thành phố; trong đó có nội dung tháo gỡ vướng mắc trong công tác khám, chữa bệnh BHYT.
Thực hiện chỉ đạo của BHXH Việt Nam, BHXH các tỉnh đã thực hiện quyết toán hằng quý để chuyển tiền thanh toán và tạm ứng kinh phí quý sau, tạo thuận lợi cho các cơ sở khám, chữa bệnh hoạt động.
Trong năm 2023, BHXH Việt Nam đã chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố thanh toán toàn bộ số tiền Thủ tướng đã phê duyệt cho các cơ sở khám, chữa bệnh và quyết toán số chi vượt dự toán trong các năm 2018, 2019, 2020 vào quyết toán tài chính năm 2022 với tổng số tiền là 1.977 tỉ đồng.
Nhiều khó khăn, vướng mắc trong khám, chữa bệnh và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT thuộc thẩm quyền giải quyết của BHXH Việt Nam đã cơ bản được giải quyết, phục vụ hiệu quả cho công tác khám, chữa bệnh và đảm bảo tốt quyền lợi BHYT cho người tham gia theo luật định.
Tính đến hết tháng 9, cả nước đã có hơn 127 triệu lượt người đi khám, chữa bệnh BHYT, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm 2022. Số tiền Quỹ BHYT thanh toán là hơn 88.300 tỉ đồng, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2022.
Theo thống kê, thực tế có khoảng 60 - 70% người tham gia BHYT sử dụng thẻ BHYT để khám, chữa bệnh; tần suất khám, chữa bệnh của người dân từ 2 - 2,1 lần/năm.