Trong khi đó,ểmsoáttàixếjav. ai cũng thấy được nguy cơ từ việc tài xế xe khách, xe tải sử dụng rượu bia, ma túy. Bởi một chiếc xe khách có khi chở theo 40 - 50 người hay những chiếc xe tải hàng chục tấn nếu xảy ra tai nạn thì hậu quả có thể rất khủng khiếp.
Thực tế, tình trạng thiếu an toàn, số vụ tai nạn giao thông cao tại VN đang khiến cả cơ quan chức năng lẫn dư luận lo lắng. Không những vậy, tình trạng này của VN cũng đã được cảnh báo ở một số diễn đàn, trang thông tin du lịch quốc tế. Đây cũng là lo ngại mà bản thân người viết cũng nhiều lần trực tiếp nghe được từ đại diện của một số công ty du lịch nước ngoài chuyên đưa du khách quốc tế đến VN. Những cảnh báo như vậy chắc chắn gây ảnh hưởng đến hình ảnh của ngành du lịch nước nhà. Đây là một hệ lụy khác nếu tình trạng an toàn giao thông đường bộ ở VN không được cải thiện mạnh mẽ.
Thời gian qua, cơ quan chức năng đã thực hiện không ít biện pháp mạnh mẽ để chấn chỉnh trật tự, an toàn giao thông, mà nổi bật là các chiến dịch xử lý người lái xe vi phạm nồng độ cồn. Việc xử lý quyết liệt là rất cần thiết. Tuy nhiên, để tăng cường an toàn giao thông thì ý thức của các hãng xe cũng quan trọng không kém, vì đây là "cổng gác" đầu tiên để kiểm soát các tài xế.
Khoảng 5 năm trước, để chuẩn bị hoạt động vận chuyển khách du lịch, một hãng xe cao cấp tại VN đã chủ động hợp tác với một tập đoàn vận chuyển hàng đầu Nhật Bản để đào tạo ý thức cho tài xế, đồng thời xây dựng bộ quy chuẩn kiểm soát. Áp dụng bộ quy chuẩn khi đi vào hoạt động, trước mỗi chuyến đi, hãng xe này không chỉ kiểm tra tình trạng xe, giấy tờ mà còn chủ động đo nồng độ cồn đối với tài xế. Bất cứ tài xế nào có nồng độ cồn, dù đã uống rượu bia từ ngày hôm trước thì đều bị chế tài, đồng thời bị thay thế để người khác lái xe. Định kỳ, hãng xe còn chủ động đưa tài xế đến cơ sở y tế để kiểm tra có sử dụng chất ma túy hay không. Theo chia sẻ của người điều hành hãng xe trên thì việc kiểm tra chặt chẽ như trên chẳng tốn kém gì mấy, và mỗi chuyến xe chỉ mất một vài phút là có thể kiểm tra tài xế. Trong quá trình di chuyển, tài xế còn bị hãng giám sát chặt chẽ về việc tuân thủ quy định an toàn giao thông, rồi chủ động xử lý những tài xế vi phạm.
Thông tư 12/2020 của Bộ GTVT cũng đã quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, trong đó bao gồm huấn luyện về an toàn giao thông cho tài xế. Nhiều văn bản pháp lý khác cũng quy định rất rõ về trách nhiệm của doanh nghiệp vận tải. Nhưng rõ ràng nhiều đơn vị vận tải không thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát tài xế.
Câu chuyện của hãng xe trên cho thấy để kiểm soát tài xế theo tiêu chuẩn của những nước phát triển nhằm giảm thiểu rủi ro tai nạn là không hề khó, mà cốt lõi chính là ý thức và trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp.